CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Ngày: 16/12/2020 | Bởi: toanphuc1


Những năm gần đây,điện năng lượng mặt trời phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về điện năng lượng mặt trời .

I. Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời

Trước khi các bạn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thì chúng ta cần phải biết được cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm những gì ?
Một hệ thống điện năng lượng mặt trời nói chung bao gồm 4 thành phần chính :

1 – Hệ thống Pin năng lượng mặt trời

Tấm Pin năng lượng mặt trời hay pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel, nó bao gồm nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells). Tế bào quang điện này là các phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt nhiều các cảm biến của ánh sáng là đi ốt quang, nó làm biến đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện.

Các chỉ số Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở của tấm pin thay đổi phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Các tế bào quang điện này được ghép lại thành một khối để trở thành pin mặt trời (thông thường sẽ từ 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin).
Tấm Pin được biết đến như một là vật liệu có tính năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng được lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Pin được tạo ra nguồn điện từ ánh sáng của mặt trời cũng giống như thủy điện thì tạo ra điện từ nước, nhiệt điện tạo ra điện từ than… Các loại tấm pin mặt trời có hiệu suất cao và có tuổi thọ trung bình có thể lên đến 30 năm.

Đây là phần nặng nhất có chức năng bảo vệ và chịu lực của của tấm pin năng lượng mặt trời, duy trì độ trong suất , Với độ dày từ trung bình là 3,3mm tùy thuộc vào những hãng pin mặt trời khác nhau mà dao động từ 2-4mm, Để lựa chon tấm pin mặt trời chất lượng cần phải chú ý đến những yếu tố như là độ cứng, độ truyền quang phổ và truyền ánh sáng, Pin năng  lượng tốt thì lớp kính này càng phải trong để hấp thụ ánh sáng hiệu quả, giảm tỷ lệ phản xạ ánh sáng.

Hệ thống pin sẽ có 2 loại Poly và Mono với công suất pin mặt trời tùy thuộc vào công suất hệ thống mà các bạn lắp mà công suất tấm pin mặt trời khác nhau : từ 12w – 600w.

2. Hệ thống sạc năng lượng mặt trời:

Hệ thống này có nhiệm vụ chuyển từ việc sạc cho pin mặt trời sang sạc cho bình ắc quy không bị quá tải nâng cao tuổi thọ của hệ thống.

3. Bộ chuyển nguồn ATS:

Giúp chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (DC).

4. Hệ thống ắc quy:

Dùng để lưu trữ nguồn điện khi điện lưới mất hoặc hệ thống điện năng lượng mặt trời không hoạt động

5. Các phụ kiện năng lượng mặt trời bao gồm:

Giá , khung ,dây điện,thanh rail, …

6. Nhân công lắp đặt điện mặt trời

II. Nguyên lý hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào ?

Thực ra nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hoạt động khá đơn giản. Khi các bạn lắp đặt điện năng lượng mặt trời xong. có tia sáng từ mặt trời hoặc quang học xung quanh tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thụ ánh sáng đó và tấm Cell pin mặt trời biến đổi thành dòng điện 1 chiều (DC) theo hiệu ứng quang điện, Dòng 1 chiều này sẽ được 1 thiết bị bộ chuyển nguồn Inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng các thiết bị điện 220V (2 phase) hoặc 380V (3 phase). Nếu hệ thống điện mặt trời của bạn có hệ thống sạc ắc quy thì điện sẽ sạc đầy cho bình Ắc Quy lưu trữ khi có sự cố hoặc mất điện

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo